Sức khỏe con người chủ yếu chỉ sự khỏe mạnh của cơ năng, sự cân bằng của tâm lý, sự hài hòa với hoàn cảnh, tám nguyên tắc của sức khỏe có tám cái tên Anh văn, nếu lấy chữ đầu của 8 nguyên tắc này ghép lại, vừa vặn thành một nhóm từ new start nghĩa là sự bắt đầu mới mẻ.
Dinh dưỡng (Nutrition)
Nguyên tắc dinh dưỡng nghĩa là cần bổ sung dinh dưỡng cần và đủ cho cơ thể. Ví dụ loại sữa có thể bổ sung Protein, Fatty, Canxi. Loại cá nếu Cholesterol thấp, là thức ăn có lợi cho người già. Loại trứng, đối với người già tốt nhất là không nên ăn hoặc ít ăn lòng đỏ. Các loại đậu quả và rau cải là những thứ không thể thiếu được đối với sức khỏe
Vận động
Vận động là một nguyên tắ quan trọng, nhất là đối với người già. Mỗi ngày cần có lượng vận động nhất định ít nhất, mỗi tuần phải vận động không dưới 3 lần, mỗi lần không được dưới 30 phút.
Nước: Nước vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu tính theo lượng nước uống, mỗi ngày, mỗi người uống tới 8 cốc nước kể cả lượng canh trong ba bữa ăn là vừa.
Ánh nắng mặt trời
Tắm nắng là vô cùng cần thiết, không thể thiếu được đối với sức khỏe con người. Ngày hè chói chang, tránh ánh nắng rọi chiếu ban trưa. Tắm nắng tốt nhất là vào buổi sớm và lúc chiều tà.
Sự điều độ phải biết tiết chế, điều độ mọi hành vi của mình, chẳng hạn như ăn, không nên ăn no quá, vui chơi không quá say sưa, đau buồn cũng phải kiềm chế. Vận động cũng không nên quá mạnh. Nói chung đều cần hết sức chú ý.
Không khí – sức khỏe con người không thể thiếu không khí. Trong cuộc sống hàng ngày phải bảo đảm có đủ không khí trong lành. Phòng ở phải thường xuyên mở cửa sổ cho thoáng khí
Nghỉ ngơi – Mỗi ngày phải bảo đảm ngủ từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ dưới 6 tiếng đồng hồ là có hại cho sức khỏe. Người già có thể ngủ dưới 8 tiếng đồng hồ, nhưng phải trên 6 tiếng. Lòng tin sự tín nhiệm – Phải có lòng tin, có trung tâm đoàn kết, phải có mục tiêu để vươn tới. Không thể có con người khỏe mạnh mà không có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Đó là một sự cân bằng tâm lý, là yếu tố quan trọng, chủ yếu của sức khỏe. Tám nguyên tắc nêu trên có mối liên hệ mật thiết, máu thịt với nhau, dựa vào nhau để tồn tại, phát hiện. Không được quá nhấn mạnh một mặt nào. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì phải phát triển nhịp nhàng cả 8 nguyên tắc trên, nhằm tăng cường chức năng của các cơ quan, bảo đảm sự cân bằng của cơ thể và môi trường, khiến cho con người và xã hội luôn trong trạng thái nhịp nhàng và an toàn, khỏe mạnh.
PV-Sức khỏe & Đời sống/ Bộ Y tế – Hà Nội – Số 64(876)1999
Month: September 2016
Lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng ở miền trung
Cơn bão số 9 những đợt mưa kéo dài và đặc biệt là đợt lũ quét hai ngày 2 và ngày 3 tháng 11 năm 1999 gây lụt lớn ở miền Trung. Sáu tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định bị ngập trong nước, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Sau đây là những thông tin chúng tôi mới nhận được đến ngày 4 tháng 11 năm 1999.
Quảng Bình 79 trên 152 trạm y tế bị ngập lụt, một số bị nứt tường, sụt nền, tử vong 9 người. Ngành y tế do chủ động phòng ngừa nên đã bị kịp thời di chuyển các trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc men nên thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên hiện đang mưa rất lớn, giao thông đến hai huyện ngập nặng Quảng Ninh và Lệ Thủy bị cắt đứt.
Quảng Trị lụt ngày 9 tháng 9 huyện thị của tỉnh, 80 trên 136 xã Bệnh viện khu vực Triệu Hải, 5 phòng khám đa khoa, 69 trạm y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trạm kiểm nghiệm dược phẩm bị ngập nặng trên 1 mét nước. Số người mất tích và tử vong với 11 sở y tế đã chuyển 30 phao cứu sinh và 50 nghìn viên chloramin đến các vùng trước khi lũ lụt, hiện sở đang triển khai cứu nạn và cấp cứu cho nhân dân trong tỉnh. Hiện nước sông Thạch Hãn vẫn đang lên ngày 2 tháng 11 vỡ đê bờ Nam đe dọa nghiêm trọng với 22 nghìn dân cư sống ở khu vực này. Bộ y tế đã cấp khẩn cấp 30 cơ số thuốc. Thừa Thiên Huế là tỉnh bị ngập nặng nề nhất trong cả nước. Thành phố Huế và toàn bộ các huyện, thị đều bị ngập có nơi ngập sâu hơn 6 mét nước. Bệnh viện trung ương Huế bị ngập toàn bộ tầng một, kho dược, phòng chụp Xquang, CT scaner cũng bị ngập. Toàn bộ bệnh nhân và một phần thuốc men, trang thiết bị nhẹ đã được chuyển lên tầng 2 an toàn. Số 30 phao cứu sinh và 100 nghìn viên chloramin với Bộ cấp đã chuyển kịch thời đến các vùng trọng điểm trước khi lũ lụt. Tin ban đầu 40 người tử vong và mất tích. Hiện chưa có thông tin thiệt hại về y tế do hệ thống liên lạc hữu tuyến bị cắt đắt. Bộ y tế đã khẩn cấp 40 cơ số thuốc
Đà Nẵng lũ quét trong hai ngày 2 và ngày 3 tháng 11 đã gây ngập lụt trên địa bàn toàn thành phố ở mức là 0,5 mm nước. Riêng hai huyện Hòa Vang và Ngũ Hành Sơn ngập sâu là 2,5 mét nước, 17 trạm y tế của hai huyện bị ngập sâu hơn 2 mét nên việc vận chuyển các nạn nhân và sản phụ vô cùng khó khăn nhân dân trong vùng lụt không có ca nô. Đặc biệt ở Trung tâm y tế Hòa Vang hiện có 176 bệnh nhân và toàn bộ các nhân viên y tế bị kẹt, không có lương thực. Tin đầu tiên, tử vong là 10 người, bị thương 23 người trong đó có 3 trẻ em. Ngày y tế đang tích cực triển khai công tác cứu nạn và cấp cứu cho nhân dân ở các vùng ngập nặng. Mưa vẫn lớn và nước sông tiếp tục lên. 30 áo phao cứu sinh, 50 nghìn sinh viên choloramin thuộc Bộ y tế đã được đưa về các vùng trọng điểm trước khi lũ lụt. Bộ y tế đã cấp khẩn cấp cho 30 cơ số thuốc.
Quảng Nam: Ngập nước thị xã Tam Kỳ và 3 huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Các trung tâm y tế của 3 huyện bị ngập hết tầng 1, số bệnh nhân ở lại trên 200 người đã được chuyển lên tầng 2 an toàn. Tin ban đầu tử vong 14 người. Hiện chưa có thêm số liệu về sự thiệt hại người và của. Sở y tế đã chuyển số áo phao cứu sinh với 30 cái áo thun và 50 nghìn viên chloramin đến các vùng trọng điểm trước khi lũ lụt xảy ra. Bộ y tế đã cấp ngày 30 cơ số thuốc cho tỉnh.
Bình Định: Một phần thành phố Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát bị ngập. Tin ban đầu tử vong 4 người. Ngay ngày 3 và ngày 4 tháng 11 năm 1999, đồng chí Phạm Mạnh Hùng, thứ trưởng thường trực Bộ y tế và đoàn cán bộ thuộc ban chỉ đạo phòng chống thảm họa Bộ y tế đã có mặt ở Đà Nẵng để nắm tình hình, và chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt kịp thời. Bộ y tế cũng đã chỉ đạo ngay cho các công ty dược, cơ sở y tế của trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh miền Trung có trách nhiệm cấp phát, vận chuyển các cơ số thuốc đến Sở y tế để phát không cho nhân dân vùng bị thiên tai, và yêu cầu không được thanh toán bất cứ khoản chi phí nào. Chưa thể thống kê thiệt hại về tài sản song chắc chắn rằng đây là một thảm họa lớn. Không chỉ riêng ngành y tế cả nước lo lắng, đau thương cùng miền Trung và tập trung mọi khả năng, nguồn lực và kinh phí cứu trợ, khắc phục hậu quả cho nhân dân vùng lũ lụt. Những thông tin mới chúng tôi sẽ chuyển đến các bạn trong các số báo tới.
PV-Sức khỏe & Đời sống/ Bộ Y tế – Hà Nội – Số 62(874)1999
Văn hóa dưỡng sinh nguyễn khắc viện
Mùa thu năm nay, tôi được mời đến dự buổi ra mắt của Trung tâm văn hóa dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện, một tổ chức xã hội nhân đạo và tự nguyện, nhằm đào tạo và bồi dưỡng những hướng dẫn viên nòng cốt của phong trào dưỡng sinh theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện. Phương pháp này kết hợp Đông – Tây, cổ truyền với hiện đại mang tính nhân văn cao. Sự kiện đáng vui này lại khiến tôi đôi chút bùi ngùi đọc lại bức thư anh Nguyễn Khắc Viện viết tay vẫn nét chữ minh bạch, rắn rỏi mà duyên dáng gửi vào câu lạc bộ dưỡng sinh nhà văn hóa lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Anh xin lỗi không vào Nam mấy tháng mùa đông tránh rét và tham gia dạy dưỡng sinh như mấy năm trước vì anh đã 84 tuổi, bệnh liên miên. Bức thư viết ngày 10 tháng 11 năm 1996, 7 tháng trước khi anh mất. Anh tả bệnh tình như sau: Thực ra từ ngày 15 tháng 8, cứ mỗi lần đất nước chịu cơn bão là tôi phải chịu một trận viêm phế quản, cho đến tháng 11 là bảy trận liên tục. Mỗi lần lên cơn ho đến ngạt thở, mấy lần tưởng là đi luôn. Cuộc vật lộn với thần chết kéo dài từ năm 1992 đến nay xem chừng sắp kết thúc, và thần có ý nhắn nhủ là không đùa dai mãi đâu! Viêm phế quản chưa qua, thần giáng thêm một chưởng, là dạ dày và tá tràng đâm dở chứng đau liên miên kiểu loét, bắt buộc uống thuốc chống loét. Thuốc này lại xung khắc với thuốc viêm phế quản, làm suy giảm nặng chức năng gan thận. Chưa hết còn sinh ra đau nhức nơi vết mổ ngày xưa suốt ngày chân lạnh buốt, đầu và ngực toát vã mồ hôi. Nằm dài không ngồi dạy đi lại được ba bước, cháo sữa lắt nhắc suốt ngày và cả đêm nữa, sống thêm ngày nào cho khốn khổ vợ con. Cơ thể trước kia mình điều khiển nhẹ nhàng, nay cảm nhận ông chủ đã yếu ta không chịu tuân lệnh nữa. Đành vậy, không thể và không nên cưỡng mãi luật tự nhiên. Thế mới biết: Hết vận sư thầy cũng bó tay. Nhưng vẫn bình thản. Không hổn hển, cau có, gần nghẹn thở vẫn thở nhẹ, chậm. Bác sĩ ngồi bên cạnh cũng không thấy được ngay có thể có tử vong trước mắt. Biết rõ là tí phổi còn lại teo dần không đủ cung cấp oxy để sống nữa. Nhưng nhờ hệ cơ hoành vẫn quen hoạt động, cho nên giữ được bề ngoài. Muốn theo dõi các anh chị xem báo hàng ngày, có khi chỉ ngày một ngày hai là có tin buồn và xem báo sức khỏe Đời sống từ 15 tháng 8 đến nay, lâu lâu tôi vẫn có bài. Còn cẩm nang tập luyện nhờ anh chị Trao đến tận tay thế hệ sau. Những dòng trên đây viết giữa những cơn đau của người chờ chết, viết trên giường, mình tựa vào chăn, thể hiện tính cách Nguyễn Khắc Viện, can đảm nhìn thẳng vào cái chết, nghị lực đấu tranh với bệnh, bình tĩnh tỉnh táo vẫn giữ được nhân tính hài hước trong cơn đau, nghĩ đến nhiệm vụ đối với mọi người và hậu thế cho đến hơi thở cuối cùng. Trường hợp Nguyễn Khắc Viện khiến tôi nghĩ đến “Những ngày thứ ba với thầy Mori, một tập kỷ sự kiện nổi tiếng ở Mỹ tác giả Mitch Albom kể lại những buổi gặp thầy cũ Mori vào thứ ba, trong hơn mười tuần lễ trước khi thầy chết. Thầy Mori đã ngoài bảy chục tuổi, bị một bệnh quái ác, cảm thấy từng mảng sống rồi bỏ cơ thể mình ra đi, nhưng vẫn bình thản truyền lại những bài học bản thân về ý nghĩa cuộc đời ứng xử với cái chết, bệnh tật, bạn bè, gia đình, nhân loại. Nguyễn Khắc Viện đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời ứng xử với cái chết, bệnh tật, bạn bè gia đình, nhân loại. Nguyễn Khắc Viện đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong phục vụ dân tộc. Trong nhiều lĩnh vực phục vụ anh đặc biệt đi sâu vào hai vấn đề cơ bản: tâm lý trẻ em và dưỡng sinh giữ sức khỏe cho mọi lứa tuổi, đặc biệt người cao tuổi những cơ sở thiết yếu cho dân tộc tồn tại và phát triển. Chúc Trung tâm văn hóa dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện trụ sở ở nhà xuất bản thế giới thành công. Và ngày càng hoàn thiện về mọi mặt.
Hữu Ngọc-Sức khỏe & Đời sống/ Bộ Y tế – Hà Nội – Số 62(874)1999