10 Biện pháp khống chế bệnh tiểu đường
1. Không nên ăn nhiều bữa một ngày. Theo nghiên cứu cho thấy nếu số bữa ăn ít đi sẽ duy trì hàm lượng đường và hàm lượng insulin trong máu ở mức bình thường. Bữa sống nên ăn nhẹ, giữa bữa sáng và bữa trưa nên uống một cốc sữa chua không chứa đường, bữa trưa nên án ít cơm hoặc rau, sau bữa tôi ăn nhẹ từ một tiếng đến một tiếng rưỡi nên uống hay ăn một chút sữa chua hoặc cháo.
2. Giảm ăn dầu mỡ. Giảm ăn dầu mõ có trong thực phẩm có lợi rất nhiều cho cơ thể con người. Nếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày hàm lượng dầu mỡ vượt quá 40 g thì nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường đôi với người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên 7 lần.
3. Ăn nhiều rau. Chỉ nên uống nước rau ép không nên uống nước hoa quả ép vì lượng đường trong hoa quả ép cũng nhiều như trong các loại nước ngọt. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn vì như vậy chất béo, protein, chất xơ trong thức ăn có thể làm chậm quá trình hấp thụ hàm lượng đường trong hoa quả, hàm lượng đường gluco trong máu sẽ không tăng lên.
4. Cho nhiều gia vị và hương liệu vào thức ăn. Hương liệu ví dụ như lá quế, có thể nâng cao khả năng hoạt động của insulin, thúc đẩy quá trình trao đổi này. Ngoài ra một vài nước phương Đông còn có lịch sử lâu đòi về việc sử dụng các loại gia vị để chữa trị bệnh tiểu đường.
5. Tăng cường hấp thụ Mg và Cr. Biện pháp đơn giản này có thể ngăn ngừa bệnh tim ỏ người mắc bệnh tiểu đường trỏ nên phức tạp, khiến quá trình trao đổi của hợp chất chậm lại, việc hấp thụ đường và hàm lượng đường trong máu bình thường. Các nghiên cứu đã chứng minh, trong cơ thể nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hàm lượng của hai loại khoáng chất này thấp. Chính vì vậy các bác sỹ góp ý nên ăn các loại đậu và rau xanh tươi để bổ sung Mg và Cr.
6. Chăm chỉ tập thể dục. Tập thể dục cách quãng cũng có thể không chế sự phát triển của bệnh tiểu đường. Khi tập thể dục các bắp thịt tăng cường việc hấp thụ đường gluco, có lợi cho việc làm giảm lượng đường trong máu. cần phải lựa chọn đúng thời gian tập luyện, tốt nhất là hai tiếng sau khi ăn. Sau khi ăn lượng đường trong máu tăng lên, tập luyện thể dục sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu.
7. Đi bộ, chạy bước nhỏ. Tản bộ, chạy bước nhỏ có lợi cho tim mạch, hơn thế nữa đối với những người trên 40 tuổi mà lượng đường trong máu quá cao khi chạy bước nhỏ sẽ giúp sô” lượng insulin bình thường. Vì thế mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bước nhỏ nửa tiếng đồng hồ có thể giúp phòng tránh bệnh tiểu đường.
8. Giảm lượng mỡ thừa. Phần lớn trọng lượng cơ thể người mắc bệnh tiểu đường đều vượt quá 10 đến 20 kg so với người bình thường. Giảm cân nghĩa là khống chế khả năng phát sinh bệnh tiểu đường. Giảm 3 kg là có thể làm lượng đường trong máu giảm mạnh.
9. Điều chỉnh lượng hàm lượng đường trong máu. Phải điều chỉnh lượng đường trong máu trong thời gian dài, đồng thòi phải điều chỉnh sô’ lượng insulin. Đây là biện pháp chủ yếu và đáng tin cậy nhất để khống chế bệnh tiểu đường.
10. Giành lấy sự ủng hộ. Khi bạn căng thẳng, kích động, hoang mang lượng đường trong máu sẽ tăng mạnh. Lúc này bạn cần chia sẻ cùng những người bạn thân, những người hàng xóm tốt bụng.